top of page

Nootropic cho từng loại hormone hạnh phúc

Đời là bể khổ, qua được bể khổ là qua đời - Câu quote này được sử dụng nhiều bởi các triết gia. Nhưng từ góc nhìn khoa học của các biohacker và những người am hiểu về thần kinh học - đó chỉ là vì bạn chưa biết cách kiểm soát các hormones hạnh phúc của mình.


Hormone là các chất nội tiết được sản xuất bởi các tuyến khác nhau trong cơ thể để di chuyển theo máu như những người đưa tin đến não bộ. Chức năng quan trọng? Giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn, giúp thúc đẩy cảm giác tích cực, bao gồm cả hạnh phúc và niềm vui.


Các “hormone hạnh phúc” này bao gồm:




#1: Dopamine


Khi hormone hạnh phúc dopamine trong cơ thể được giải phóng với số lượng lớn, bạn sẽ có cảm giác thích thú, hưng phấn, tràn đầy cảm hứng. Ngược lại, mức độ dopamine thấp sẽ làm giảm động lực, giảm sự nhiệt tình, giảm khả năng tập trung và hạn chế điều chỉnh các chuyển động của cơ thể.


Dopamine kiểm soát động lực và cơ chế khen thưởng của não bộ:


Dopamine được tự động sản sinh trong cơ thể khi bạn hoàn thành một công việc, hân hoan khi đạt được một thành tựu nào đó. Quá trình nảy sinh mong muốn và nỗ lực từ dopamine làm bạn muốn đạt được các mục tiêu tiếp theo để làm gia tăng mức độ hài lòng, tức lượng dopamine trong cơ thể. Vì vậy con người có xu hướng muốn đạt được nhiều thành công, hoàn thành càng nhiều mục tiêu thì càng cảm thấy thỏa mãn, hạnh phúc.

Ngược lại, tình trạng thiếu dopamine có thể khiến bạn cảm thấy lười biếng, kém linh hoạt và để lâu có thể dẫn tới trầm cảm.


Các loại Nootropic tăng sản sinh Dopamine (Nhóm Dopaminergics)


1. L-tyrosine (tiền chất của l-dopa)

2. Phenylalanine (tiền chất của l-tyrosine)

3. Uridine monophosphate (giúp sửa chửa hệ thống dopamine bị lờn)

4. N-Acetyl L-tyrosine (phiên bản sinh học tốt hơn của L-tyrosine nhưng có tác dụng ngắn hạn và không có tác dụng trên một số nhóm người)

5. L-dopa (tiền thân trực tiếp của dopamine, lưu ý sử dụng ở liều lượng rất thấp)

6. Dynamine (tương tự như caffeine)

7. Bromantane (giúp chuyển hóa l-dopa sang loại dopamine mà não bộ có thể trực tiếp sử dụng)



#2: Serotonin


Hormone này (và chất dẫn truyền thần kinh) chỉ có ở những động vật bậc cao là con người - một giống loài mang tính xã hội. Serotonin giúp điều chỉnh tâm trạng cũng như giấc ngủ, sự thèm ăn, tiêu hóa, khả năng học tập và trí nhớ.

Khi con người nhận được lời khen, sự công nhận, yêu thương, muốn được trọng dụng, tin tưởng, tự hào và hạnh phúc thì hormone serotonin sẽ được cơ thể kích hoạt. Trong não của bạn, serotonin hoạt động hơi khác một chút. Nó có rất nhiều ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn như thúc đẩy cảm giác an lành và hạnh phúc. Serotonin cũng giúp bạn đạt được giấc ngủ ngon hơn và thiết lập đồng hồ sinh học của cơ thể.


Suy giảm serotonin dẫn đến hội chứng lo lắng (anxiety disoder), mất ngủ, cảm xúc không ổn định, ủ rũ, tức giận, trầm cảm và tự tử. Các bệnh nhân trầm cảm thường được kê thuốc nhóm SSRI (chống tái hấp thu serotonine) để tăng serotonin trong cơ thể


Các loại Nootropic tăng sản sinh Serotonin và hỗ trợ chống stress


1. 5-HTP

2. L-Theanine (Được nhiều người coi là chất nootropic tốt nhất hiện nay. Là một axit amin được tìm thấy chủ yếu trong trà xanh, đen và một số loại nấm. Nó làm tăng mức gaba, serotonin và dopamine trong não. Được xem như một chất tự nhiên giúp nhiều bệnh nhân trầm cảm và hoảng sợ lo âu không cần dùng đến thuốc kê đơn nhóm SSRI)

3. Phenibut (Được cho là chất thần thánh. Sẽ là nootropic yêu thích của bất cứ ai nhưng nó là thứ CẦN được kiểm soát liều lượng vì có có thể gây nghiện và có thể nguy hiểm nếu dùng cùng với thuốc benzodiazepine hoặc các chất dị ứng khác)

4. Fasoracetam (là một chất cholinergic, điều chỉnh các thụ thể gaba-b)

5. Aniracetam (giúp ngăn ngừa các dấu hiệu stress và trầm cảm)

6. Tryptophan

7. Ginkgo Biloba (viên bổ sung chiết xuất từ bạch quả)

8. Kava kava (viên bổ sung chiết xuất từ rễ cây bụi Piper methysticum)

9. Lion’s Mane Mushroom (viên bổ sung chiết xuất từ nấm hầu thủ, được khoa học công bố giúp tăng sản sinh các tế bào thần kinh mới và hoạt động như một loại chất chống trầm cảm)

10. Magiê và Vitamin B tổng hợp




#3: Oxytocin


Thường được gọi là “hormone tình yêu”, ở phụ nữ mang thai, Oxytocin thúc đẩy các cơ ở thành tử cung co lại khi họ sinh con. Chính chất truyền tin hóa học này sẽ thúc đẩy mối liên kết giữa mẹ và con ngay sau khi sinh. Oxytocin cần thiết cho việc sinh con, kích thích sữa cho con bú và tạo cảm giác bền chặt mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ - con cái .


Ở nam giới, nó giúp não của bạn hình thành các kết nối mạnh mẽ về lòng trung thành và sự tin tưởng và tự tin giúp tăng kỹ năng giao tiếp xã hội. Điều này giúp bạn tạo ra những mối quan hệ quan trọng với bạn bè và gia đình. Hãy biết ơn sứ giả hóa học này trong lần tiếp theo bạn tiếp xúc với những người bạn quan tâm. Ngoài ra, cơ thể bạn cần oxytocin cho sức khỏe thể chất và xã hội - để sống và yêu.


Trong một mối quan hệ tình cảm thân mật, nồng độ oxytocin sẽ tăng cao và khiến bạn muốn gắn bó lâu dài với nửa kia của mình. Không những thế, hormone tình yêu sẽ ngày càng tăng khi hai người dành nhiều thời gian hơn cho nhau. Đây là một vòng tuần hoàn sẽ lặp lại liên tục trong cuộc sống.


Cách tăng sản sinh Oxytocin tự nhiên


1. Ashwagandha (rất hiệu quả trong giảm stress và trầm cảm, có thể sánh ngang với thuốc kê đơn mà không có tác dụng phụ)

3. Liệu pháp massage và tinh dầu

4. Gần gũi với người thân yêu



#4: Endorphins


Endorphins là chất giúp cân bằng hormone cortisol nhằm giảm stress có sẵn, ngoài ra còn là chất đau tự nhiên của cơ thể, được cơ thể sản xuất để phản ứng với căng thẳng hoặc khó chịu. Endorphines cũng là chất giảm đau tự nhiên, tạo cảm giác khoan khoái tươi mới và thỏa mãn với cuộc sống. Mức endorphin cũng có xu hướng tăng lên khi bạn tham gia vào các hoạt động tạo ra kết quả bạn thích, chẳng hạn như ăn uống, tập thể dục hoặc quan hệ tình dục hoặc sáng tác.


Cách tăng sản sinh Endorphins tự nhiên

  1. D-phenylalanine và L-phenylalanine

  2. Viên bổ sung Omega-3s

  3. Uống rượu vang, cacao, ăn nghệ

  4. Hoạt động ngoài trời và dưới ánh nắng

  5. Nấu ăn và ăn, trò chuyện cùng người thân

  6. Ngủ sâu


BẠN CÓ BIẾT: CÁCH CÁC HORMONES HOẠT ĐỘNG TRONG DẪN TRUYỀN THẦN KINH


Hàng tỷ tế bào thần kinh được thiết kế để giao tiếp với nhau. Khi một tế bào thần kinh được kích hoạt, nó truyền một "nguồn điện" xuống sợi trục dẫn đến đầu dưới cùng của sợi trục (các khớp thần kinh). Chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) và các hormones được lưu trữ trong các túi tiếp hợp này.




Tín hiệu điện từ các sợi neuron giải phóng một số chất dẫn truyền thần kinh vào túi thần kinh còn được gọi là synapse. Sau đó, synapse sẽ truyền tín hiệu đến một khớp thần kinh lớn synap trên một dendrite được kết nối với nơ-ron nhận. Khi nồng độ chất dẫn truyền thần kinh tăng lên trong khớp thần kinh, chúng liên kết với các thụ thể nằm trong màng của hai tế bào thần kinh với nhau. Một bộ não càng hoạt động tốt và nhạy bén là bộ não càng có nhiều màng dày đặc các neuron được liên kết với nhau bằng điện thế này.


Sự giải phóng chất dẫn truyền thần kinh từ một tế bào thần kinh có thể kích hoạt hoặc ức chế tế bào thần kinh thứ hai. Khi nơron đầu tiên đã giải phóng một lượng nhất định các phân tử dẫn truyền thần kinh, một cơ chế phản hồi sẽ ra lệnh cho nơron truyền ngừng giải phóng các phân tử dẫn truyền thần kinh và bắt đầu đưa chúng trở lại nơron thứ nhất. Quá trình này được gọi là tái hấp thu.


Ở những người bị trầm cảm hoặc hưng cảm nghiêm trọng, hệ thống tín hiệu thần kinh đã được tinh chỉnh này không hoạt động nữa vì quá nhiều hoặc quá ít chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng - đây là khi trầm cảm bắt đầu. Vì vậy các bệnh nhân trầm cảm được kê thuốc SSRI (Selective Serotonin Reuptake Inhibitors) - thuốc chống tái hấp thu serotonin.


Hoặc nếu quá trình tái hấp thu quá hiệu quả và quét sạch quá nhiều phân tử dẫn truyền thần kinh trước khi chúng có cơ hội liên kết với các thụ thể cũng gây ra các bệnh tâm lý.

Các chất dẫn truyền thần kinh chính có vai trò trong tâm trạng tốt hoặc gây nên bệnh trầm cảm khi suy giảm bao gồm:


Acetylcholine

Dopamine

Glutamate

GABA

Norepinephrine

Serotonin



* Tất cả các thông tin trong bài viết đều mang tính chất tham khảo, không thay thế và không phải là lời khuyên từ bác sĩ, chuyên gia y tế hay nhà trị liệu. Bài viết mang tính chất tổng hợp các nghiên cứu và trải nghiệm cá nhân thực hành phương pháp sinh học thực dụng mang tính chất tự do ngôn luận với mục đích chia sẻ. Không chịu trách nhiệm cho bất cứ hành động thực nghiệm nào của các cá nhân. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về bất kỳ quyết định nào bạn đưa ra với sức khỏe của mình.

bottom of page